DN
PHẢI LẬP BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ SỔ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Kể từ ngày 20/10/2014 theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao
Động – Thương Binh và Xã Hội thì: Doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao
động, lập báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm và cuối năm và lập
sổ quản lý lao động. cụ thể như sau:
1. Thủ tục, trình tự tuyển lao động:
- Trước 5 ngày khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động: DN phải thông báo công khai nhu cầu tuyển lao động theo 2 hình thức
sau:
·
Niêm yết
tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động;
·
Thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Người lao động khi đăng ký dự tuyển lao động vào DN phải làm theo mẫu 04 (ban
hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH)
2. Báo cáo tình hình sử dụng lao động:
- Khi bắt đầu hoạt
động (trong
vòng 30 ngày) DN phải khai
trình việc sử dụng lao động (Mẫu theo TT 23) theo mẫu số 05 với Phòng (hoặc Sở) Lao
động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. (đối
với DN thuộc khu công nghiệp).
- Hàng năm: Danh nghiệp phải báo cáo tình hình sử dụng lao động (Mẫu theo Thông tư 23) 6 tháng đầu năm và 6
tháng cuối năm theo mẫu 07.
Chậm nhất là ngày 25/5 và ngày 25/11.
- Nộp tại: Phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội quận,
huyện nơi công ty đóng.
- Hồ sơ gồm: 2 bản (Bên LĐTBXH giữ 1 bản và DN giữ 1 bản)
3. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động:
- Khi bắt đầu hoạt
động (trong vòng 30 ngày)
DN phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại
diện. (Lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử tùy DN lựa chọn).
- Sổ quản lý lao động phải đảm
bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
a) Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân
(hoặc hộ chiếu);
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
c) Bậc trình độ kỹ năng nghề;
d) Vị trí việc làm;
đ) Loại hợp đồng lao động;
e) Thời điểm bắt đầu làm việc;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp;
h) Tiền lương;
i) Nâng bậc, nâng lương;
k) Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
l) Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng
tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
m) Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế;
n) Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề;
o) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
p) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
q) Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Chú ý:
- Khi lập sổ quản lý lao động các bạn phải nhập
đầy đủ thông tin của người lao động như trong hợp đồng lao động.
- Sổ quản lý lao động được lữu giữ tại DN và xuất
trình khi có yêu cầu của các cơ quan có chức năng (Sở LĐTBXH, cơ quan
thuế...)