ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHI
PHÍ TRẢ LÃI VAY ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP?
Theo
quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư
số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“…
2.17. Phần
chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Chi
trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân
là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của
doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi
trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản,
giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp
doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả
lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi
tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều
lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định
như sau:
- Trường hợp
số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay
là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp
số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh
nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ
bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số
lãi vay.
+ Nếu doanh
nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng
số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp
vốn điều lệ còn thiếu.
(Lãi vay thực
hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này).
Để
chi phí lãi vay hợp lý khi tính thuế TNDN thì cần điều kiện:
-
Lãi suất không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm vay. (Nếu vay của cá nhân… không phải là tổ chức
tín dụng hoặc tổ chức kinh tế)
-
Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ
của DN.
-
Cần thêm:
+
Hợp đồng vay tiền.
+ Khi vay, cho vay, trả nợ vay thì phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...
+ Nếu vay của cá nhân (Khi trả tiền lãi
vay cá nhân thì phải khấu trừ 5% để nộp thuế TNCN (Đây là khoản thu nhập từ đầu
tư vốn)
(Theo khoản 3 điều
2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
+ Nếu vay của DN (không phải là tổ chức
tín dụng) khi trả tiền lãi vay thì phải yêu cầu công ty cho vay xuất hóa đơn.
Ví dụ 1:chi
phí lãi vay hợp lý
Công
ty ABC đi vay tiền của nhân viên trong cty là 200.000.000 (đây là cá nhân
không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế và Công ty cũng đã góp đủ vốn
điều lệ) với lãi suất trả cho cá nhân là 1.4%/tháng.
-
Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là
0.8%/tháng.
-
Chi phí lãi vay phải trả cho cá nhân hàng tháng là: 200.000.000 x 1.4% =
2.800.000/tháng.
-
Mức lãi suất tối đa được trừ là: 0.8% x 150% =1.2% (Không quá 150% mức lãi suất
cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay).
-
Chi phí lãi vay được trừ tối đa: 200.000.000 x 1.2% = 2.400.000/tháng.
-
Chi phí lãi vay không được trừ: 2.800.000 - 2.400.000 = 400.000/tháng.