afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa , afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; afa; tham dinh gia

KẾ TOÁN KHO

CÁCH HẠCH TOÁN HÀNG THIẾU – THỪA CHỜ XỬ LÝ KHI MUA HÀNG

Trường hợp này xuất hiện trong một số tình huống như: Do bên bán xuất thiếu, vận chuyển

bị mất, nhân viên làm mất...Hoặc khi kiểm kê kho thì phát hiện Thừa - Thiếu.

1. Cách hạch toán hàng Thiếu chờ xử lý:

- Có 2 trường hợp như sau:
a) Nếu là hàng hóa thiếu so với hóa đơn (Tức là lúc DN nhập hàng về bị thiếu so với hóa đơn)

Nợ TK: 152, 153, 155, 156: Số hàng thực tế nhập kho
Nợ TK – 1381: Số hàng hóa bị thiếu (Theo cả TT 133 và 200)
Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ (theo hóa đơn)
             Có TK – 111, 112, 331...

b) Nếu là thiếu khi kiểm kê lại kho:
Nợ TK: 1381: Số hàng bị thiếu
       Có TK 152, 153, 155, 156... 

-  Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

+ Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả số hàng thiếu đó:

 Nợ TK – 156: Số hàng thiếu.
             Có TK – 1381: Số hàng thiếu
 
+ Trường hợp xử lý hàng kiểm kê kho:

- Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388 - Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp)
       Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.
 
- Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (số phải bồi thường)
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
       Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Nếu theo TT 200)
       Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu theo TT 200)
       Có các TK 152, 153, 155, 156
       Có các TK 111, 112.

Chú ý: Số hàng thiếu này Nếu các bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN cuối  năm.

Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

Nếu giá trị bồi thường cao hơn:
Nợ TK – 111, 112, 152, 153, 156...: (Gồm cả thuế)
             Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn.

Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:
Nợ TK – 632, 811: Phần giá trị không được bồi thường
             Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường
 
2. Cách hạch toán hàng Thừa chờ xử lý:
 
- Khi phát hiện thừa hàng hóa, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán như sau:

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:
Nợ TK: 152, 153, 156, 211 : Số hàng thừa
         Có TK - 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

a. Nếu trả lại người bán:
Nợ TK – 3381: Số hàng thừa
         Có TK - 152, 153, 156: Số hàng thừa
 
b. Nếu không tìm được nguyên nhân:
Nợ TK – 3381: Số hàng thừa
         Có TK - 711: Số hàng thừa (Hoặc Có TK: 3388)

Ngày đăng: 11/12/2018 Lượt xem: 57.618 In bài viết
[ * ] CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đối với những vật tư, hàng hóa, thành phầm do đơn vị tự sản xuất hoặc thuê gia công ngoài, sau khi hoàn thiện sẽ được mang về nhập kho
Hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm sau, VPĐD phải báo cáo bằng văn bản về hoạt động của mình trong năm cho cơ quan cấp phép. Bắt đầu từ năm 2025, các báo cáo này sẽ phải nộp về Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thay vì Vietrade như yêu cầu trước đây.
Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có Báo cáo 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024. Từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ V Quốc Hội khóa XV, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành với nhiều nội dung mới và được xem là khó quy định trong lúc dự thảo.
Quyết định số 316/QĐ-BTC ngày 26/02/2024 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh điều chỉnh năm 2024 và chương trình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 (Tháng 10/2023)
[ * ] CÁC BÀI VIẾT TÌM KIẾM TỰ ĐỘNG
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 142, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: +84.236.363.3333 Ext: 201 - Email: info@ecovis.com.vn
Website: http://www.afac.com.vn; Web: https://www.ecovis.com/vietnam/audit
afac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; afa; Thẩm định giá
Design by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238
Lượt truy cập:  3.657.983
 89
English