QUỐC HỘI ĐÃ THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ TNDN BỔ SUNG THEO QUY ĐỊNH CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ TOÀN CẦU
Ngày 15/12/2023 Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 của Quốc hội về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Nghị quyết gồm 8 điều, 1 phụ lục. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 và áp dụng từ năm tài chính 2024
Là đơn vị hợp thành của Tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau đây: Tổ chức của chính phủ; Tổ chức quốc tế; Tổ chức phi lợi nhuận; Quỹ hưu trí; Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao; Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định ở trên.
Cùng với việc giải thích rõ các từ ngữ liên quan để bảo đảm minh bạch, chặt chẽ trong quá trình áp dụng, Nghị quyết quy định về: thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT); tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR); kê khai, nộp thuế và quản lý thuế.
2. Kê khai, nộp thuế và quản lý thuế
2.1. Đối với quy định về thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT)
Thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế TNDN bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế TNDN bổ sung chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.
2.2. Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR)
Thời hạn nộp tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế TNDN bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế TNDN bổ sung chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên tập đoàn đa quốc gia thuộc đối tượng áp dụng, chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.
Đây được xem là bước đi quan trọng để Việt Nam khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và chính thức tham gia vào một "sân chơi" lớn của thế giới.
Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng.
Đến nay, đã có hơn 140 nước trên thế giới sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%), trong đó có các nước có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...