afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa , afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; afa; tham dinh gia

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

HƯỚNG DẪN TÍNH THUẾ TNCN CHO CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ

Bài viết này hướng dẫn cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú (người nước ngoài) theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính:

1. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.


Thuế TNCN phải nộp

 = 

Thu nhập chịu thuế

 X 

Thuế suất 20%

Trong đó:

  - Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Thu nhập chịu thuế

 = 

 Tổng thu nhập 

 - 

 Các khoản được miễn thuế

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

- Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm

Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

    - Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

    - Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

    - Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

    Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

g.7)  Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.

g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

    Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.

Ví dụ: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.

Khoản Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ ...

“đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Như vậy: Khoản tiền mua mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động => Phải chịu thuế TNCN

    Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

    Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”

(Khoản 3, điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Ngoài các khoản được miễn thuế TNCN bên trên thì còn 1 số khoản được miễn thuế TNCN như: Tiền ăn ca, trang phục, công tác phí, tiền thuê nhà trả thay ... 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LƯU Ý:


- Người nước ngoài nếu có Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam và được xác định là cá nhân cư trú thì được tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến. Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng và là cá nhân cư trú thì chỉ bị tính thuế 10% cho thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Ngược lại, nếu không có hợp đồng lao động hoặc là cá nhân không cư trú thì áp dụng mức thuế suất TNCN 20%.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 20% như sau:

    1. Thu nhập phát sinh sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động và trở về nước như lương, thưởng, lương tháng 13.

    2. Năm cuối cùng làm việc tại Việt Nam, cho dù có hợp đồng lao động, nhưng nếu chưa đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì toàn bộ thu nhập của năm này phải tính lại theo thuế suất 20% (Công văn số 1657/TCT-TNCN ngày 20/4/2016 của Tổng cục Thuế). Thừa hay thiếu so với cách tính lũy tiến sẽ phải nộp thêm hoặc được hoàn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ được miễn quyết toán thuế TNCN

(Công văn số 223/TCT-TNCN ngày 19/1/2016)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài:

- Người nước ngoài sẽ phải quyết toán thuế TNCN trước khi xuất cảnh rời Việt Nam (tiết a.5 khoản 2 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC) khi có đủ các yếu tố sau:

1. Được xác định là cá nhân cư trú của chính năm xuất cảnh, tức đã cư trú tại Việt Nam ít nhất 183 ngày ngay trong năm

  2. Làm việc theo Hợp đồng lao động, tính thuế TNCN theo Biểu lũy tiến

Tuy nhiên, nếu là năm đầu tiên đến và làm việc tại Việt Nam thì kỳ quyết toán đầu tiên không phải là cuối năm Dương lịch, thay vào đó là thời điểm đủ 365 ngày tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.
   Từ năm thứ hai trở đi, sẽ quyết toán theo thời điểm cuối năm Dương lịch (điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Thu nhập đưa vào quyết toán trong năm thứ hai chắc chắn có bao gồm phần thu nhập của kỳ quyết toán trước đó, nhưng không sao, số thuế đã nộp trong những tháng của đầu của năm quyết toán thứ hai sẽ được giảm trừ.
Ví dụ: Ngày đầu tiên đến Việt Nam làm việc là 1/9/2016 thì kỳ quyết toán đầu tiên sẽ tính từ 1/9/2016 đến 31/8/2017. Giả sử người này tiếp tục làm việc, kỳ quyết toán thứ hai sẽ tính từ 1/1/2017 đến 31/12/2017. Trong đó, số thuế đã nộp trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 31/8/2017 sẽ được bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ thứ hai

"Trường hợp Công ty có lao động người nước ngoài (ông Yamamoto Tsukasa - quốc tịch Nhật Bản) làm việc tại Công ty đến Việt Nam lần đầu tiên ngày 28/05/2015, từ ngày 28/05/2015 đến ngày 31/12/2015 có mặt tại Việt Nam 62 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là 201 ngày thì là cá nhân cư trú tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Kỳ tính thuế đầu tiên của cá nhân này được xác định từ ngày 28/05/2015 đến hết ngày 27/05/2016, kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016. Trường hợp phần mềm kê khai (HTKK) chưa hỗ trợ lập tờ khai quyết toán cho kỳ tính thuế từ ngày 28/05/2015 đến 27/05/2016 thì cá nhân tự lập tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế."

(Công văn số 10784/CT-TTHT ngày 4/11/2016)

Ủy quyền quyết toán thuế:

Nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế được áp dụng chung, không phân biệt là lao động Việt Nam hay nước ngoài. Cụ thể:

    - Nếu có thu nhập duy nhất tại nơi làm việc thì có thể ủy quyền cho công ty quyết toán thay. Giấy ủy quyền lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC

    - Nếu có thu nhập từ hai nơi trở lên thì phải tự mình quyết toán. Tuy nhiên, mọi người có thể lập Giấy ủy quyền theo pháp luật dân sự để công ty nhận ủy quyền quyết toán thay, thay vì lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN kể trên.

(Công văn số 3438/TCT-TNCN ngày 2/8/2017)

- Việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

a) Nếu cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam 

 = 

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

 X 

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.b) Nếu cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam 

 = 

Số ngày có mặt ở Việt Nam 

 X 

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) 

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Trong đó:

- Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam: Là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

2. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú có thu nhập từ kinh doanh:

Thuế TNCN phải nộp

 = 

Doanh thu

 X 

Thuế suất

Trong đó:

a. Doanh thu:

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú.


b. Thuế suất

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

a) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá.
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
c) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

  - Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.

Ngày đăng: 07/11/2018 Lượt xem: 68.564 In bài viết
[ * ] CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Theo Khoản 6, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) quy định cụ thể như sau:
Cách tính thuế, quyết toán thuế TNCN cho cá nhân có nhiều nguồn thu nhập
Cách xác định cá nhân cư trú và Không cư trú được quy định rõ tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính và được sửa đổi bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Bài viết này hướng dẫn cách tính thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng thử việc, hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo quy định hiện hành tại các thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Thông tư số 95/2016/TT-BTC, bao gồm các nội dung:
Chương trình đã diễn ra thành công khi chào đón hơn 250 học viên tham dự, chủ yếu là khách hàng, đối tác của ECOVIS AFA VIETNAM đến từ các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp, đơn vị trên khắp cả nước. Đặc biệt năm nay, ngoài Chuyên viên Tư vấn đến từ ECOVIS AFA VIETNAM, chúng tôi đã mời Ông Nguyễn Văn Phụng – Nguyên Cục trưởng Cục thuế Doanh nghiệp lớn,
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là một loạt những thay đổi mới về chính sách pháp luật sắp tới, khi mà rất nhiều dự thảo sửa đổi,
Hợp tác xã được bổ sung các tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) ban hành kèm theo TT 71 để hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của hợp tác xã.
Quyết định số 2127/QĐ-BTC ngày 11/09/2024 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết, cho phép chuyển hình thức sử dụng đất, cho phép sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo quy định của pháp luật mà phát sinh nghĩa vụ về tiền sử dụng đất.
Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo NĐ 72.
Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2024 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn. Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 08/6/2024.
Theo đó, thông tư này hướng dẫn về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã); không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hợp tác xã đối với ngân sách Nhà nước.
Đã thành truyền thống, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 hàng năm là ngày Công ty tôn vinh những người phụ nữ xinh đẹp và giỏi giang của đại gia đình ECOVIS AFA VIETNAM. Nhân dịp này, Ban lãnh đạo cùng toàn thể quý ông Công ty đã gửi tặng đến chị em phụ nữ những đóa hoa tươi thắm, món quà dễ thương cùng những lời chúc ý nghĩa.
[ * ] CÁC BÀI VIẾT TÌM KIẾM TỰ ĐỘNG
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 142, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: +84.236.363.3333 Ext: 201 - Email: info@ecovis.com.vn
Website: http://www.afac.com.vn; Web: https://www.ecovis.com/vietnam/audit
afac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; afa; Thẩm định giá
Design by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238
Lượt truy cập:  3.950.471
 49
English