Ví
dụ: Ông X là người nước ngoài được nhà
thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt
Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn
khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho
ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần
đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra
giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay
trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
Khoản Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
sức khoẻ ...
“đ.2)
Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt
buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng
góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Như
vậy: Khoản tiền mua mua bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo
hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động
=> Phải chịu thuế TNCN
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo
hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp
mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo
pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí
mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
của người lao động.
Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản
phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm
bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được
tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
(Khoản
3, điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)
Ngoài
các khoản được miễn thuế TNCN bên trên thì còn 1 số khoản được miễn thuế TNCN như: Tiền ăn ca,
trang phục, công tác phí, tiền thuê nhà trả thay ...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LƯU Ý:
- Người nước ngoài nếu có Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt
Nam và được xác định là cá nhân cư trú thì được tính thuế theo Biểu thuế lũy
tiến. Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng và là cá nhân cư trú thì
chỉ bị tính thuế 10% cho thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Ngược lại, nếu
không có hợp đồng lao động hoặc là cá nhân không cư trú thì áp dụng mức thuế
suất TNCN 20%.
Ngoài
ra, còn có một số trường hợp áp dụng
mức thuế suất 20% như sau:
1. Thu nhập phát sinh sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động và trở về
nước như lương, thưởng, lương tháng 13.
2. Năm cuối cùng làm việc tại Việt Nam, cho dù có hợp đồng lao
động, nhưng nếu chưa đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì toàn bộ thu nhập của
năm này phải tính lại theo thuế suất 20% (Công văn số 1657/TCT-TNCN ngày
20/4/2016 của Tổng cục Thuế). Thừa hay thiếu so với cách tính lũy tiến sẽ phải
nộp thêm hoặc được hoàn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ được miễn quyết
toán thuế TNCN
(Công
văn số 223/TCT-TNCN ngày 19/1/2016)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quyết toán thuế TNCN cho người nước
ngoài:
-
Người nước ngoài sẽ phải quyết toán thuế TNCN trước khi xuất cảnh rời Việt Nam
(tiết a.5 khoản 2 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC) khi có đủ các yếu tố sau:
1. Được xác định là cá nhân cư trú của chính năm xuất
cảnh, tức đã cư trú tại Việt Nam ít nhất 183 ngày ngay trong năm
2. Làm việc theo Hợp đồng lao động, tính thuế
TNCN theo Biểu lũy tiến
Tuy
nhiên, nếu là năm đầu tiên đến và làm
việc tại Việt Nam thì kỳ quyết toán đầu tiên không phải là cuối năm Dương lịch,
thay vào đó là thời điểm đủ 365 ngày tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.
Từ năm thứ hai trở đi, sẽ quyết toán theo thời điểm cuối năm Dương
lịch (điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Thu nhập đưa vào
quyết toán trong năm thứ hai chắc chắn có bao gồm phần thu nhập của kỳ quyết
toán trước đó, nhưng không sao, số thuế đã nộp trong những tháng của đầu của
năm quyết toán thứ hai sẽ được giảm trừ.
Ví dụ: Ngày đầu tiên đến Việt Nam làm việc là 1/9/2016 thì kỳ quyết toán
đầu tiên sẽ tính từ 1/9/2016 đến 31/8/2017. Giả sử người này tiếp tục làm việc,
kỳ quyết toán thứ hai sẽ tính từ 1/1/2017 đến 31/12/2017. Trong đó, số thuế đã
nộp trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 31/8/2017 sẽ được bù trừ với số thuế phải
nộp của kỳ thứ hai
"Trường
hợp Công ty có lao động người nước ngoài (ông Yamamoto Tsukasa - quốc tịch Nhật
Bản) làm việc tại Công ty đến Việt Nam lần đầu tiên ngày 28/05/2015, từ ngày
28/05/2015 đến ngày 31/12/2015 có mặt tại Việt Nam 62 ngày, nhưng tính trong 12
tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là 201 ngày thì là cá
nhân cư trú tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số
111/2013/TT-BTC. Kỳ tính thuế đầu tiên của cá nhân này được xác định từ ngày
28/05/2015 đến hết ngày 27/05/2016, kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày
01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016. Trường hợp phần mềm kê khai (HTKK) chưa hỗ
trợ lập tờ khai quyết toán cho kỳ tính thuế từ ngày 28/05/2015 đến 27/05/2016
thì cá nhân tự lập tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp trực tiếp tại cơ quan
thuế."
(Công
văn số 10784/CT-TTHT ngày 4/11/2016)
Ủy quyền quyết toán thuế:
Nguyên
tắc ủy quyền quyết toán thuế được áp dụng chung, không phân biệt là lao động
Việt Nam hay nước ngoài. Cụ thể:
- Nếu có thu nhập duy nhất tại nơi làm việc thì có thể ủy quyền cho công
ty quyết toán thay. Giấy ủy quyền lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm
theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
- Nếu có thu nhập từ hai nơi trở lên thì phải tự mình quyết toán. Tuy
nhiên, mọi người có thể lập Giấy ủy quyền theo pháp luật dân sự để công ty nhận
ủy quyền quyết toán thay, thay vì lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN kể trên.
(Công
văn số 3438/TCT-TNCN ngày 2/8/2017)
-
Việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam
trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước
ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực
hiện theo công thức sau:
a) Nếu cá nhân
người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt
Nam
|
=
|
Số ngày làm việc cho công việc tại
Việt Nam
|
X
|
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
toàn cầu (trước thuế)
|
Thu nhập chịu thuế khác (trước
thuế) phát sinh tại Việt Nam
|
Tổng số ngày làm việc trong năm
|
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy
định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.b) Nếu cá nhân người nước ngoài hiện
diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt
Nam
|
=
|
Số ngày có mặt ở Việt Nam
|
X
|
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
toàn cầu (trước thuế)
|
Thu nhập chịu thuế khác (trước
thuế) phát sinh tại Việt Nam
|
365 ngày
|
Trong đó:
-
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam: Là các khoản lợi ích
khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền
lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
2.
Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú có thu nhập từ kinh doanh:
Thuế TNCN phải nộp
|
=
|
Doanh thu
|
X
|
Thuế suất
|
Trong
đó:
a. Doanh thu:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
của cá nhân không cư trú được xác định như doanh thu làm căn cứ tính thuế từ
hoạt động kinh doanh của cá nhân cư trú.
b. Thuế suất
-
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân
không cư trú quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh
như sau:
a) 1% đối với hoạt động kinh
doanh hàng hoá.
b) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
c) 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh
doanh khác.
- Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng
lĩnh vực, ngành nghề thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo mức
thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ
doanh thu.